NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ
Việc phát triển ngành nuôi Yến trong nhà đã được nói đến từ hơn mười năm nay nhưng vẫn đang dậm chân tại chỗ và được ít người biết đến.
Một Kg Yến sào được bán trên thị trường quốc tế với giá từ USD 1800 đến 2300. Ðây được coi là một thứ vàng trắng, một loại thực phẩm và thuốc chữa bệnh cao cấp mà cung chưa bao giờ đáp ứng đủ cầu trên thị trường quốc tế.
Một Kg Yến sào được bán trên thị trường quốc tế với giá từ USD 1800 đến 2300. Ðây được coi là một thứ vàng trắng, một loại thực phẩm và thuốc chữa bệnh cao cấp mà cung chưa bao giờ đáp ứng đủ cầu trên thị trường quốc tế.
Yến sào, vàng trắng trong nhà
Khi nói đến Yến sào, ta thường nghĩ tới một loại thuốc, thực phẩm thượng hạng được lấy từ những vách đá treo leo chết người ngoài biển khơi. Nhưng ít người biết rằng Yến có thể được nuôi trong chính căn nhà của mình nằm cách bờ biển hàng trăm cây số. Với gía trị thương mại khoảng 1900 đến 2300USD/Kg, yến sào được coi là một trong những loại thực phẩm đắt nhất. Chính bởi vậy, một căn nhà yến với thu hoạch khoảng 25kg/năm có thể đem lại 40 000 USD cho người chủ sở hữu. Tại Indonesia và Malaysia, cá biệt có những căn nhà cho thu nhập đến 70.000USD/năm.
Giá trị của Yến sào luôn ở mức cao bất hợp lý là do thị trường tiêu thụ chưa bao giờ được đáp ứng đầy đủ cũng như giá trị dinh dưỡng đặc biệt của loại thực phẩm này. Trong thành phần Yến sào chứa tới 40-50% Protein, hàm lượng mỡ rất thấp chỉ 0,00-0,13%, nhiều loại Acid amin rất cần thiết chỉ có trong Yến sào.
Nhà Yến ở Indonesia
Tổ Yến còn chứa hơn 10 loại nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích sản sinh tinh trùng và trứng. Tổ Yến chứa khoảng 8%. Acid sialic rất cần thiết trong việc tạo mới tế bào. Chính vì vậy dùng thường xuyên Yến sào sẽ giúp đẹp da, chống lão hóa và tăng tuổi thọ, ngăn ngừa các khối u. Người Trung Hoa coi đây là loại thuốc cải lão hoàn đồng thường được dùng dâng vua chúa và các bậc quyền quý.
Trong những năm gần đây nhu cầu Yến sào tăng mạnh trên thị trướng thế giới do người tiêu dùng ngày càng nhận thức được giá trị dinh dưỡng và phòng chữa bệnh đặc biệt của loại thực phẩm cao cấp này. Tuy Yến sào có thể tìm thấy ở nhiều nước Ðông Nam Á, Ấn Ðộ và Srilanka, nhưng phần lớn nguồn Yến sào thương phẩm được xuất sang Hồng Kông trước khi quay trở lại các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ðài Loan, Singapore, Malaysia hay Mỹ. Khoảng 70% lượng Yến sào thương phẩm hiện nay được xuất phát từ Indonesia và Malaysia, trong đó hầu hết là Yến lấy trong nhà nuôi do nguồn thiên nhiên đã bị khai thác quá mức.
Tình hình sản xuất Yến sào ở Việt Nam.
Những số liệu thống kê cho thấy hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng hàng ngàn kilogam Yến sào. Tất cả lượng thành phẩm này được coi là khai thác từ những đảo Yến tại Khánh Hòa, Bình Ðịnh và Quảng Nam. Việc nuôi Yến một cách khoa học gần như chưa được thực hiện ngoại trừ ở một số căn nhà tại Ninh Thuận, Gò Công và TP HCM. Nhiều người không nhận ra Yến đang sống trong nhà nên đã tìm cách giết, đuổi đi hoặc đôi khi phát hiện ra thì coi đó là của trời cho và giấu kĩ để làm lợi cho riêng mình. Chính việc khai thác tự phát, thiếu kĩ thuật và thiếu nhận thức do đó tiềm năng phát triển của một ngành mới này đã dẫn đến chậm trễ của nước ta trong việc phát triển một ngành chăn nuôi mang lại lợi nhuận rất cao.
Tại Ấn Ðộ, Srilanka, Indonesia hay Malaysia, những đảo Yến được giao cho tư nhân quản lý bằng những hợp đồng khai thác trong vòng vài ba năm. Chính vì tính ngắn hạn của hợp đồng này đã khiến những công ty tư nhân khai thác các đảo Yến một cách triệt để mà không quan tâm đến việc đầu tư bảo tồn đàn Yến. Hiện tại Yến đảo từ Ấn Ðộ và Srilanka đã biến mất trên thị trường thế giới. Tại Việt Nam, nhờ chính sách quản lý chặt chẽ của nhà nước mà các đảo Yến vẫn được bảo tồn và phát triển tốt. Hiện tại sản lượng của Công ty Yến sào Khánh Hòa chiếm hầu hết kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa và nguồn khai thác tự nhiên thì không thể đạt tới mức phát triển nhảy vọt nhằm khai thác tốt tiềm năng to lớn ở Việt Nam. Mặt khác khai thác Yến sào tại các đảo Yến tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước đã ngăn cản hoàn toàn sự tiếp cận của những nhà đầu tư tư nhân vào ngành. Vậy cách nào để có thế đẩy mạnh được sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và làm giàu cho ngưọi dân Chỉ có phát triển phương pháp nuôi trong nhà mới đáp ứng được cơ hội đó.
Những nước trong khu vực họ làm thế nàovới điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tương tự nước ta. Indonesia đã phát triển công nghệ nuôi Yến trong nhà từ những năm 1990. Hiện tại với hơn 200.000 căn nhà, Indonesia dẫn đầu trong thị trưọng Yến sào thương phẩm thế giới. Tiếp theo là Malaysia và Thái Lan với hơn 5000 căn nhà đã được xây dựng tại mỗi nước.
Phố Yến ở Indonesia
Không phải loài Yến nào cũng có thể nuôi được trong nhà. Chỉ có loài Aerodramus là có thể cho tổ trong nhà nuôi. Tuy nhiên quy trình công nghệ mới có thể cho phép ấp nhân tạo và thay trứng các loài khác bằng Aerodramus để gây đàn. Những kĩ thuật thu hút Yến vào sinh sống trong nhà như âm thanh, phun nước mưa, tạo mùi bầy đàn, tạo tổ giả đã được quy trình hóa và thực hiện bằng những thiết bị được sản xuất sẵn. Nhà nuôi và những ô bằng gỗ (nesting plank) cũng được tiêu chuẩn hóa giúp ngưọi nuôi không phải mò mẫm trong quá trình đầu tư xây dựng và đảm bảo khả năng thành công cao nhất. Tại Inđonesia, chủ nhà yến lớn nhất sở hữu tới hơn 70 căn nhà. Theo Tiến sĩ sinh vật học Elisa Nugroho-Chủ tịch hiệp hội những người nuôi Yến Indonesia, là người được coi là đã phát minh ra ngành nuôi Yến trong nhà thì “Tỉ lệ thành công là 95% với những căn nhà cũ, cải tạo đúng kĩ thuật và nằm trong vùng sinh sống của Yến.
Ðánh thức một tiềm năng
Ðiều kiện sinh cảnh lý tưởng cho Yến là trong vùng có 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm. Vùng từ Nam đèo Hải Vân trở vào ở nước ta là nơi rất thuận lợi để phát triển ngành Yến sào. Ðặc biệt Yến Aerodramus Fuciphagus đã được phát hiện rất nhiều ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Cà Mau và vùng ven TP HCM.
Việc phát triển ngành nuôi Yến trong nhà đã được nói đến từ hơn mười năm nay nhưng vẫn đang dậm chân tại chỗ và được ít người biết đến. Tổng kim ngạch xuất khẩu Yến sào hàng năm khoảng 4 triệu USD đang dựa hoàn toàn vào nguồn khai thác tự nhiên. Trong khi đó một ngành chăn nuôi lợi nhuận cao đầy tiềm năng vẫn đang khắc khoải chọn các nhà đầu tư gõ cửa.
Khi nói đến Yến sào, ta thường nghĩ tới một loại thuốc, thực phẩm thượng hạng được lấy từ những vách đá treo leo chết người ngoài biển khơi. Nhưng ít người biết rằng Yến có thể được nuôi trong chính căn nhà của mình nằm cách bờ biển hàng trăm cây số. Với gía trị thương mại khoảng 1900 đến 2300USD/Kg, yến sào được coi là một trong những loại thực phẩm đắt nhất. Chính bởi vậy, một căn nhà yến với thu hoạch khoảng 25kg/năm có thể đem lại 40 000 USD cho người chủ sở hữu. Tại Indonesia và Malaysia, cá biệt có những căn nhà cho thu nhập đến 70.000USD/năm.
Giá trị của Yến sào luôn ở mức cao bất hợp lý là do thị trường tiêu thụ chưa bao giờ được đáp ứng đầy đủ cũng như giá trị dinh dưỡng đặc biệt của loại thực phẩm này. Trong thành phần Yến sào chứa tới 40-50% Protein, hàm lượng mỡ rất thấp chỉ 0,00-0,13%, nhiều loại Acid amin rất cần thiết chỉ có trong Yến sào.
Nhà Yến ở Indonesia
Tổ Yến còn chứa hơn 10 loại nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích sản sinh tinh trùng và trứng. Tổ Yến chứa khoảng 8%. Acid sialic rất cần thiết trong việc tạo mới tế bào. Chính vì vậy dùng thường xuyên Yến sào sẽ giúp đẹp da, chống lão hóa và tăng tuổi thọ, ngăn ngừa các khối u. Người Trung Hoa coi đây là loại thuốc cải lão hoàn đồng thường được dùng dâng vua chúa và các bậc quyền quý.
Trong những năm gần đây nhu cầu Yến sào tăng mạnh trên thị trướng thế giới do người tiêu dùng ngày càng nhận thức được giá trị dinh dưỡng và phòng chữa bệnh đặc biệt của loại thực phẩm cao cấp này. Tuy Yến sào có thể tìm thấy ở nhiều nước Ðông Nam Á, Ấn Ðộ và Srilanka, nhưng phần lớn nguồn Yến sào thương phẩm được xuất sang Hồng Kông trước khi quay trở lại các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ðài Loan, Singapore, Malaysia hay Mỹ. Khoảng 70% lượng Yến sào thương phẩm hiện nay được xuất phát từ Indonesia và Malaysia, trong đó hầu hết là Yến lấy trong nhà nuôi do nguồn thiên nhiên đã bị khai thác quá mức.
Tình hình sản xuất Yến sào ở Việt Nam.
Những số liệu thống kê cho thấy hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng hàng ngàn kilogam Yến sào. Tất cả lượng thành phẩm này được coi là khai thác từ những đảo Yến tại Khánh Hòa, Bình Ðịnh và Quảng Nam. Việc nuôi Yến một cách khoa học gần như chưa được thực hiện ngoại trừ ở một số căn nhà tại Ninh Thuận, Gò Công và TP HCM. Nhiều người không nhận ra Yến đang sống trong nhà nên đã tìm cách giết, đuổi đi hoặc đôi khi phát hiện ra thì coi đó là của trời cho và giấu kĩ để làm lợi cho riêng mình. Chính việc khai thác tự phát, thiếu kĩ thuật và thiếu nhận thức do đó tiềm năng phát triển của một ngành mới này đã dẫn đến chậm trễ của nước ta trong việc phát triển một ngành chăn nuôi mang lại lợi nhuận rất cao.
Tại Ấn Ðộ, Srilanka, Indonesia hay Malaysia, những đảo Yến được giao cho tư nhân quản lý bằng những hợp đồng khai thác trong vòng vài ba năm. Chính vì tính ngắn hạn của hợp đồng này đã khiến những công ty tư nhân khai thác các đảo Yến một cách triệt để mà không quan tâm đến việc đầu tư bảo tồn đàn Yến. Hiện tại Yến đảo từ Ấn Ðộ và Srilanka đã biến mất trên thị trường thế giới. Tại Việt Nam, nhờ chính sách quản lý chặt chẽ của nhà nước mà các đảo Yến vẫn được bảo tồn và phát triển tốt. Hiện tại sản lượng của Công ty Yến sào Khánh Hòa chiếm hầu hết kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa và nguồn khai thác tự nhiên thì không thể đạt tới mức phát triển nhảy vọt nhằm khai thác tốt tiềm năng to lớn ở Việt Nam. Mặt khác khai thác Yến sào tại các đảo Yến tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước đã ngăn cản hoàn toàn sự tiếp cận của những nhà đầu tư tư nhân vào ngành. Vậy cách nào để có thế đẩy mạnh được sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và làm giàu cho ngưọi dân Chỉ có phát triển phương pháp nuôi trong nhà mới đáp ứng được cơ hội đó.
Những nước trong khu vực họ làm thế nàovới điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tương tự nước ta. Indonesia đã phát triển công nghệ nuôi Yến trong nhà từ những năm 1990. Hiện tại với hơn 200.000 căn nhà, Indonesia dẫn đầu trong thị trưọng Yến sào thương phẩm thế giới. Tiếp theo là Malaysia và Thái Lan với hơn 5000 căn nhà đã được xây dựng tại mỗi nước.
Phố Yến ở Indonesia
Không phải loài Yến nào cũng có thể nuôi được trong nhà. Chỉ có loài Aerodramus là có thể cho tổ trong nhà nuôi. Tuy nhiên quy trình công nghệ mới có thể cho phép ấp nhân tạo và thay trứng các loài khác bằng Aerodramus để gây đàn. Những kĩ thuật thu hút Yến vào sinh sống trong nhà như âm thanh, phun nước mưa, tạo mùi bầy đàn, tạo tổ giả đã được quy trình hóa và thực hiện bằng những thiết bị được sản xuất sẵn. Nhà nuôi và những ô bằng gỗ (nesting plank) cũng được tiêu chuẩn hóa giúp ngưọi nuôi không phải mò mẫm trong quá trình đầu tư xây dựng và đảm bảo khả năng thành công cao nhất. Tại Inđonesia, chủ nhà yến lớn nhất sở hữu tới hơn 70 căn nhà. Theo Tiến sĩ sinh vật học Elisa Nugroho-Chủ tịch hiệp hội những người nuôi Yến Indonesia, là người được coi là đã phát minh ra ngành nuôi Yến trong nhà thì “Tỉ lệ thành công là 95% với những căn nhà cũ, cải tạo đúng kĩ thuật và nằm trong vùng sinh sống của Yến.
Ðánh thức một tiềm năng
Ðiều kiện sinh cảnh lý tưởng cho Yến là trong vùng có 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm. Vùng từ Nam đèo Hải Vân trở vào ở nước ta là nơi rất thuận lợi để phát triển ngành Yến sào. Ðặc biệt Yến Aerodramus Fuciphagus đã được phát hiện rất nhiều ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Cà Mau và vùng ven TP HCM.
Việc phát triển ngành nuôi Yến trong nhà đã được nói đến từ hơn mười năm nay nhưng vẫn đang dậm chân tại chỗ và được ít người biết đến. Tổng kim ngạch xuất khẩu Yến sào hàng năm khoảng 4 triệu USD đang dựa hoàn toàn vào nguồn khai thác tự nhiên. Trong khi đó một ngành chăn nuôi lợi nhuận cao đầy tiềm năng vẫn đang khắc khoải chọn các nhà đầu tư gõ cửa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét